Thứ Ba, 11 tháng 3, 2014

Trao đổi với tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc cùng bạn đọc

Với bạn đọc:
       Thưa các bạn,
      Tôi là một độc giả mới của Triết Học Đường Phố và rất yêu mến trang của những cây viết tự do này. Mấy ngày trước tôi đọc được một bài đăng trên Triết Học Đường Phố ngày 08-02-2014 với tiêu đề dễ làm nhiều người Việt Nam giật mình: "Những điểm giống nhau giữa chủ nghĩa phát-xít và chủ nghĩa cộng sản". Tác giả của bài viết này là tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc. Thật ra tên gốc bài viết là  "Chủ nghĩa Phát-xít và chủ nghĩa Cộng sản", đường link nguồn của bài viết này dẫn tới blog của Nguyễn Hưng Quốc trên VOA Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ. Qua những bình luận của độc giả Triết Học Đường Phố, tôi thấy có những người không hài lòng và có những người lo lắng về việc một bài viết như thế lại đăng trên Triết Học Đường Phố, vì rằng bài viết ấy viết về chính trị và nó có vẻ... phản động.
       Tôi thấy sự cảnh giác của bạn đọc là có lý do, nhưng tôi cho rằng chúng ta không cần quá lo ngại mà nên thấy đó là cơ hội để học hỏi khi gặp một vấn đề làm ta phải suy nghĩ. Hôm nay tôi sẽ trao đổi cách nhìn của tôi đối với bài viết của ông Nguyễn Hưng Quốc.

Thứ Tư, 5 tháng 3, 2014

Thư gửi những người không quen

Tác giả: Jeffrey Thai

       Bạn thân mến,
        Có lẽ bạn sẽ hơi buồn khi ngay từ trong tựa đề, tôi đã định vị bạn ở vị thế của một kẻ không quen.  Sỡ dĩ như thế là vì tôi thấy ngày nay, người ta lạm dụng hai từ bè bạn nhiều quá.  Chúng đã bị lạm dụng đến nỗi trở thành sáo rỗng, và thậm chí, đôi khi, trở nên khôi hài, kệch cỡm và mai mỉa.  Thôi, thà là những kẻ không quen.  Ở vị thế ấy, chúng ta có thể bắt đầu lại từ đầu, chúng ta có thể xây dựng lại một mối quan hệ đời sống thực sự có  ‎‎ý nghĩa.  Mối quan hệ ấy cho dù là ở đời sống thực hay ảo, cho dù là được mang bất kỳ danh xưng gì cũng chắc chắn phải đảm bảo được một điều tối thiểu:  Chúng ta có ít nhiều nghĩ đến nhau như một cá thể con người có tâm linh, chứ không đơn thuần là một đối tác cho một mục đích lợi nhuận cá nhân (vật thể hay phi vật thể) nào đó.