(Bài đăng đồng thời trên Blog Việt và Blogspot)
Thưa quý vị và các bạn!
Thời gian qua tôi bận thích nghi với môi trường mới nên không theo dõi các blog được thường xuyên. Có bạn sốt ruột sao chờ mãi chẳng thấy tôi đăng bài mới gì cả. Vấn đề không phải vì tôi không có gì để viết, mà là có quá nhiều cái muốn viết và đã viết được một phần rồi vẫn bỏ dở, vì chưa quyết định được bài nào cần hoàn thành và đăng lên trước. Trong tôi tràn ngập những ý tưởng, những cảm xúc xô nhau như sóng dồn.
Một mặt thì tôi không cảm thấy phải vội vã, mặt khác thì những ý tưởng thôi thúc tôi, trong khi chúng không có gì rõ ràng cả. Những trải nghiệm với Blog Việt và Blogspot thời gian qua khiến tôi rất thú vị, nhưng tôi cần cái gì đó mới mẻ hơn. Tôi muốn một sự kết nối sâu rộng hơn dựa trên những gì mà chúng ta đã có với nhau, giúp chúng ta tích tụ và giải phóng năng lượng mạnh mẽ hơn nữa.
Blog cá nhân của tôi là một blog thuần túy văn chương, nhưng mục đích của tôi lại không phải là văn chương. Tôi không sống với ước mộng viết ra một tác phẩm văn học vĩ đại. Tôi chỉ thích sống thoải mái thôi. Tôi đã tranh thủ mọi cơ hội để vứt bỏ đi những áp lực mà tôi cho rằng không thật sự cần thiết phải chịu đựng. Tôi rảnh rang và bận bịu với những mơ mộng.
Mới đây tôi đăng trên Blogspot hai bài viết của nhà phê bình văn học Nguyễn Thanh Sơn, là những bài viết mà tôi từng giới thiệu trên Blog Việt. Có lẽ Nguyễn Thanh Sơn không phải là người "đình đám" trong giới phê bình, tôi đoán thế. Nhưng tôi không giấu nổi là tôi rất yêu thích văn của anh. Bài viết "Những điều kỳ diệu làm nên văn học" của Nguyễn Thanh Sơn khiến tôi kinh ngạc và xúc động. Tôi có ấn tượng mạnh mẽ trước những lời mà anh viết về nhân vật Buratino trong tác phẩm "Chiếc chìa khóa vàng" của nhà văn A-lếch-xây Tôn-xtôi. Nhờ anh nhắc đến nhân vật độc đáo này, tôi chợt nhớ ra có một chi tiết trong truyện mà hồi nhỏ tôi cứ thắc mắc mãi không sao hiểu được. Tại sao khi các con rối lần đầu tiên nhìn thấy chú bé gỗ đã lập tức nhận ra và gọi đúng tên Buratino? Thật phi lý vì họ đã quen nhau trước đó bao giờ đâu? Nhưng khi tôi vừa nhớ lại chi tiết ấy, cũng là lúc tâm trí tôi bừng sáng vì nhận ra sự hợp lý và chân thực của người kể chuyện.
Đã bao giờ các bạn gặp một người lần đầu tiên trong đời, nhưng lại nhận ra là người ấy rất quen thuộc, quen hơn cả những người mà trước đó các bạn đã quen? Tôi tin nhiều người sẽ trả lời rằng "Có!" Đó là cảm giác của tôi khi giao tiếp với một số bạn đọc qua blog. Họ ở sẵn nơi ấy đợi tôi, đón tôi quay trở lại với thế giới mà vốn dĩ tôi thuộc về nó, từ nhiều kiếp trước. Nhưng tôi đã trở nên mới mẻ hơn khi quay lại lần này, và tôi luôn biết cách nhìn ra những điều mới mẻ ở các bạn. Chỉ là tôi sẽ nói ra vào lúc nào, như thế nào.
Tôi đã nghĩ đến một sân khấu chung khác với một blog cá nhân chật hẹp, ở đó chúng ta có thể bổ sung cho nhau một cách linh hoạt, nhanh chóng tiếp nhận những nhịp điệu mới, bộc lộ và phát huy những khả năng khác với khi chúng ta ở ngôi nhà của riêng mình. Nhưng chính xác tôi phải làm gì để xây dựng nó thì tôi hãy còn mù mờ.
Tôi rất ngạc nhiên và thú vị khi nhận được tại blog của mình thông báo của blogger Lê Tuấn Đạt vào ngày 06-11-2014:
"Thưa Chủ nhà và thưa các bạn,
Suốt năm vừa qua, nhóm chúng tôi có hợp tác với VU thực hiện một nghiên cứu trao đổi văn hóa. Case Study của tụi tôi có tên là Blog Behaviour: Patterns of Comments and Responses and their Psychological Effects on Bloggers.
Trong quá trình thực hiện, chúng tôi thăm khắp các blogtiengviet và các blog của người nước ngoài, đặc biệt là Australia, và rút ra được nhiều tương đồng và dị biệt rất thú vị trong phong cách ngôn ngữ giao tiếp trên blog của các nền văn hóa liên quan. Case study dày 127 trang này hiện đang được thẩm định bước đầu và đã có những remarks khởi đầu rất tốt.
Để thực hiện được case study chúng tôi đã nhờ rất nhiều vào các trang blog của các bạn, đặc biệt là trang nhà Ainu. Xin chân thành cám ơn các bạn, những người viết blog, comment và reply. Và trong thời gian qua nếu chúng tôi có vô tình gây ra những inconvenience khi thu thập data trên blog, xin các bạn tha tội".
Tại sao tôi ngạc nhiên? Cần chú thích vài lời rằng anh Lê Tuấn Đạt là một người nhu hòa và kín tiếng trong giới blogger. Chưa bao giờ tôi thấy anh tham gia vào những cuộc tranh luận hay cãi vã bằng comments, tôi tưởng anh không buồn quan tâm đến những "còm trận" ấy. Tôi khâm phục sức làm việc của anh: Vừa dạy học ở trường, vừa làm công việc dịch thuật ở đâu đó, vừa dịch thơ đăng trên blog để giúp những người bạn trên mạng có cơ hội thưởng thức các tác phẩm đặc sắc từ những nền văn học khác. Tôi đặc biệt tín nhiệm chuyên môn của anh Lê Tuấn Đạt, anh rất có duyên với việc dịch thơ, hẳn là vì anh làm thơ. Không biết mọi người và ngay bản thân anh Lê Tuấn Đạt có nhận thấy hết được giá trị của anh trong vai trò đó không. Chính vì thế mà khi đọc những dòng trên của anh Lê Tuấn Đạt, tôi đinh ninh là anh... đùa. Tôi ngạc nhiên thú vị vì cách anh đùa sáng tạo quá. Tôi tưởng anh đang "nắn gân" commenter nào đó, một thái độ rất khác với anh Lê Tuấn Đạt mọi khi.
Chẳng biết có cùng ý nghĩ như tôi không, nhưng bạn đọc Người Hà Nội lên tiếng hỏi ngay:
"Bác Đạt. Hay quá. Làm thế nào mà xem được? Case study có đề cập đến nhân cách của người viết khi nặc danh, lúc có danh không? Khía cạnh này cũng thú vị".
Tại sao tôi ngạc nhiên? Cần chú thích vài lời rằng anh Lê Tuấn Đạt là một người nhu hòa và kín tiếng trong giới blogger. Chưa bao giờ tôi thấy anh tham gia vào những cuộc tranh luận hay cãi vã bằng comments, tôi tưởng anh không buồn quan tâm đến những "còm trận" ấy. Tôi khâm phục sức làm việc của anh: Vừa dạy học ở trường, vừa làm công việc dịch thuật ở đâu đó, vừa dịch thơ đăng trên blog để giúp những người bạn trên mạng có cơ hội thưởng thức các tác phẩm đặc sắc từ những nền văn học khác. Tôi đặc biệt tín nhiệm chuyên môn của anh Lê Tuấn Đạt, anh rất có duyên với việc dịch thơ, hẳn là vì anh làm thơ. Không biết mọi người và ngay bản thân anh Lê Tuấn Đạt có nhận thấy hết được giá trị của anh trong vai trò đó không. Chính vì thế mà khi đọc những dòng trên của anh Lê Tuấn Đạt, tôi đinh ninh là anh... đùa. Tôi ngạc nhiên thú vị vì cách anh đùa sáng tạo quá. Tôi tưởng anh đang "nắn gân" commenter nào đó, một thái độ rất khác với anh Lê Tuấn Đạt mọi khi.
Chẳng biết có cùng ý nghĩ như tôi không, nhưng bạn đọc Người Hà Nội lên tiếng hỏi ngay:
"Bác Đạt. Hay quá. Làm thế nào mà xem được? Case study có đề cập đến nhân cách của người viết khi nặc danh, lúc có danh không? Khía cạnh này cũng thú vị".
Lại cần phải chú thích thêm: Người Hà Nội là một bạn đọc vui nhộn của Blog Việt, rất tinh tế, rất kiên nhẫn, rất rắc rối và rất quậy. Lần đầu tiên khi anh đến blog của tôi, anh mang tên khác (nhưng email không khác) và mắng tôi xoe xóe. Lúc ấy tôi cứ tưởng anh là... đàn bà. Anh có một trí nhớ khiến nhiều người kinh ngạc: Bất kể là một cái comment nho nhỏ tí ti ở bài viết nào, trang nào do anh viết và những comment liên quan đến nó, anh đều nhớ và lục lại được cả. Nhờ anh chỉ cho tôi mới biết được "link cố định" ở Blog Việt mang chức năng gì. Tôi khâm phục cả tài tra cứu thông tin trên mạng của anh. Nhưng điều mà tôi nể anh nhất là không bỏ cuộc khi vấn đề chưa được giải quyết rốt ráo, không coi thường việc nhỏ, sẵn sàng thay đổi thái độ và xin lỗi khi tự thấy mình sai. Chính vì sự thúc đẩy của anh mà tôi viết entry "Ba câu chuyện và đôi lời bàn", một bài viết mà rồi khiến tôi bất ngờ vì mức độ quan tâm của nhiều người, chiếm kỷ lục về độ công phu của các comment.
Câu trả lời của anh Lê Tuấn Đạt dành cho Người Hà Nội:
"Cám ơn anh. Case study này là do tôi và một giảng viên của trường Đại học Victoria của Úc thực hiện, và đang được bộ phận phụ trách Cultural Exhanges của họ tổ chức thẩm định. Sau khi thẩm định xong họ sẽ công bố rộng rãi. Lúc đó tôi sẽ báo cho bạn, hoặc tôi sẽ xin phép họ đưa lên blog.
Việc nặc danh (anonymous) của writer có ảnh hưởng đến nhân cách (the assessment of personality) hay không, theo quan điểm của tôi và co-writer trình bày trong nghiên cứu, có hẳn một phần phân tích gồm hơn 11 trang với số liệu dẫn chứng cụ thể) là còn tùy vào mục đích của người viết. Nếu những gì họ viết mang tính chất xây dựng (constructive) thì hoàn toàn ethical. Còn nếu họ viết với mục đích xấu (destructive) thì lại là chuyện khác. Ở nước ngoài cũng có nhưng ít hơn ở ta vì dễ bị buộc tội slander, phạt nặng. Còn việc trích dẫn lời của các blogger trong case study, chúng tôi chỉ ghi nguồn hoặc cho đường link chứ không dám công khai tên người viết nếu chưa được phép, vì điều đó trong nghiên cứu khoa học họ xem là phi đạo đức (unethical).
Còn một loại nặc danh nữa nhằm đạt được mục tiêu đối với vấn đề mình quan tâm, lại không làm tổn hại đến ai, phương pháp nghiên cứu của họ cũng cho phép (clean means to a definite end). Tuy nhiên mình phải trình bày cụ thể trong phần methodology, và khi thẩm định họ cũng xem xét điều này rất kỹ.
Làm case study này xong mới thấy blog là một thế giới ảo phức tạp không thua gì thế giới thật bạn ạ. Trong thế giới thật, có những cái rất thật mà ta lại tưởng là ảo. Trong thế giới ảo, có những cái rất ảo mà người ta tưởng là thật. Bạn biết không, ở Úc đã có người tự tử vì comment vu vơ của một người không quen biết trên blog đó. Trái lại ở Việt Nam, lại có người bỏ bê cả chồng con thật ngoài đời để lao theo hình bóng xa vời trên blog".
Làm case study này xong mới thấy blog là một thế giới ảo phức tạp không thua gì thế giới thật bạn ạ. Trong thế giới thật, có những cái rất thật mà ta lại tưởng là ảo. Trong thế giới ảo, có những cái rất ảo mà người ta tưởng là thật. Bạn biết không, ở Úc đã có người tự tử vì comment vu vơ của một người không quen biết trên blog đó. Trái lại ở Việt Nam, lại có người bỏ bê cả chồng con thật ngoài đời để lao theo hình bóng xa vời trên blog".
Hóa ra là một nghiên cứu nghiêm túc có thật chứ không phải đùa. Anh Đạt và cộng sự đã thấy thế giới ảo phong phú không thua gì thế giới thật. Ở đây tôi muốn dùng từ "phong phú" thay cho từ "phức tạp" mà anh Đạt dùng, vì giàu cảm hứng hơn. Có lẽ khi có cơ hội tôi sẽ trao đổi thêm với anh Đạt về thật và ảo. Tôi nhớ câu này của blogger Nguyễn Văn Vui: "Ở thế giới ảo còn không dám sống thật thì ngoài đời thật còn sống ảo đến mức nào!"
Tôi nghe nói các phi công cũng có những chương trình tập "bay ảo" trước khi bay thật trong không gian ba chiều, điều này giúp họ mau chóng nắm vững kỹ thuật điều khiển phi cơ một cách an toàn hơn. Internet đã can thiệp vào đời sống của chúng ta theo cách mà chúng ta không thể tùy ý gạt bỏ được. Khi chúng ta từ chối những nguy cơ thì cũng là khi chúng ta từ chối nhiều cơ hội.
Sau hôm nhận được thông báo của anh Lê Tuấn Đạt, cái sân khấu mà tôi đang gắng hình dung lại hiện lên, nhưng chưa có gì là rõ nét. Rồi đột nhiên trên Blog Việt có một vụ "xì-căng-đan" mà dù dạo này tôi lười đọc nhưng vẫn phải biết tới, do bạn đọc Người Hà Nội đem một số comment từ blog khác dán vào blog của tôi. Mặc dù Người Hà Nội nói rằng đó là "lần cuối cùng", nhưng tôi nghi ngờ cái "cuối cùng" của Người Hà Nội lắm. Quả nhiên ngay sau đó anh lại... dán tiếp. Người Hà Nội không lập blog riêng, bởi vì anh chỉ viết comment thôi. Hình như lần này anh lại "trêu chọc" blogger Phiêu Vân.
Tôi cũng từng trêu chọc anh Phiêu Vân, không phải do tôi nghịch ngợm quá mà là bỗng nhiên anh ấy gây hấn với tôi nên tôi tranh thủ trêu thôi. Phiêu Vân là một nhân vật độc đáo trên Blog Việt vì nhiều lẽ. Dường như anh tin rằng mình có một sứ mệnh vĩ đại là giáo hóa những người non kém trong xã hội. Khi Acemediavn, một blogger của Xóm Lá nay đã "tuyệt tích giang hồ", dán cho anh con tem vàng "Đỉnh Cao Của Ngu" thì anh không sao giữ được bình tĩnh và tặng lại cho Acemediavn cái tên "Trẻ Trâu", khiến tôi cứ thầm cảm ơn anh mãi. Vốn tôi không thích cái tên Acemediavn vì nó không Việt Nam tí nào, nhưng tôi lại yêu thích blogger này vì sự thông minh sắc sảo và lý tưởng của họ. Tôi muốn đưa họ vào tác phẩm văn học nhưng lại lúng túng không tìm ra được tên phù hợp cho nhân vật, anh Phiêu Vân đã gỡ bí cho tôi, và thế là trong tác phẩm của tôi xuất hiện nhân vật Trẻ Trâu. Theo tôi thì anh Phiêu Vân không bao giờ là một người "Ngu" được, nên tôi đã phản đối Acemediavn và giành lại cái tem "Đỉnh Cao Của Ngu" cho mình. Xét về độ Ngu và Điên thì Phiêu Vân không thể sánh kịp với tôi, cho nên khi anh diễn trò tranh giành "Đỉnh Cao Của Ngu" và "Đỉnh Cao Của Điên" thì tôi bèn chế giễu anh. Đó quả là một tích trò đặc sắc.
Lần này trong Xóm Lá có mấy entry và comment có chữ "Ngu" được gán cho người Việt Nam, đó là lý do để Phiêu Vân đăng đàn dạy dỗ một số người. Tôi chưa đọc kỹ bài viết của anh, nhưng kịp nhìn thấy từ "con rối". Ngu. Con rối. Mấy từ khóa này khiến bức tranh đang lờ mờ trong tâm trí tôi đột nhiên hiện rõ như vừa có những cánh cửa bật mở cho ánh sáng tràn vào. Thế là một lần nữa tôi có được sự giúp đỡ của Phiêu Vân.
Chẳng là tôi vừa đọc lại tác phẩm "Chiếc chìa khóa vàng hay truyện ly kỳ của Buratino" nên nhớ trong truyện về các con rối này có xứ Ngu Si. Xin trích lại một đoạn trong tác phẩm ấy:
"Cáo nâng Bu-ra-ti-nô đứng dậy. Nó giơ bàn chân đầy nước dãi lau sạch cho Bu-ra-ti-nô rồi dắt chú bé đi qua cái cầu hư nát. Mèo Ba-di-li-ô khập khiễng bước theo sau, mặt mày cau có. Đang giữa đêm khuya, mà ở xứ Ngu Si này, chẳng ai ngủ cả. Trong một phố bẩn thỉu, quanh co, mấy con chó gầy giơ xương đang đi quanh quẩn, lông thì xám xịt, bẩn gớm ghiếc. Chúng nó đói và rét quá cứ ngáp ngắn ngáp dài.
Tôi nghe nói các phi công cũng có những chương trình tập "bay ảo" trước khi bay thật trong không gian ba chiều, điều này giúp họ mau chóng nắm vững kỹ thuật điều khiển phi cơ một cách an toàn hơn. Internet đã can thiệp vào đời sống của chúng ta theo cách mà chúng ta không thể tùy ý gạt bỏ được. Khi chúng ta từ chối những nguy cơ thì cũng là khi chúng ta từ chối nhiều cơ hội.
Sau hôm nhận được thông báo của anh Lê Tuấn Đạt, cái sân khấu mà tôi đang gắng hình dung lại hiện lên, nhưng chưa có gì là rõ nét. Rồi đột nhiên trên Blog Việt có một vụ "xì-căng-đan" mà dù dạo này tôi lười đọc nhưng vẫn phải biết tới, do bạn đọc Người Hà Nội đem một số comment từ blog khác dán vào blog của tôi. Mặc dù Người Hà Nội nói rằng đó là "lần cuối cùng", nhưng tôi nghi ngờ cái "cuối cùng" của Người Hà Nội lắm. Quả nhiên ngay sau đó anh lại... dán tiếp. Người Hà Nội không lập blog riêng, bởi vì anh chỉ viết comment thôi. Hình như lần này anh lại "trêu chọc" blogger Phiêu Vân.
Tôi cũng từng trêu chọc anh Phiêu Vân, không phải do tôi nghịch ngợm quá mà là bỗng nhiên anh ấy gây hấn với tôi nên tôi tranh thủ trêu thôi. Phiêu Vân là một nhân vật độc đáo trên Blog Việt vì nhiều lẽ. Dường như anh tin rằng mình có một sứ mệnh vĩ đại là giáo hóa những người non kém trong xã hội. Khi Acemediavn, một blogger của Xóm Lá nay đã "tuyệt tích giang hồ", dán cho anh con tem vàng "Đỉnh Cao Của Ngu" thì anh không sao giữ được bình tĩnh và tặng lại cho Acemediavn cái tên "Trẻ Trâu", khiến tôi cứ thầm cảm ơn anh mãi. Vốn tôi không thích cái tên Acemediavn vì nó không Việt Nam tí nào, nhưng tôi lại yêu thích blogger này vì sự thông minh sắc sảo và lý tưởng của họ. Tôi muốn đưa họ vào tác phẩm văn học nhưng lại lúng túng không tìm ra được tên phù hợp cho nhân vật, anh Phiêu Vân đã gỡ bí cho tôi, và thế là trong tác phẩm của tôi xuất hiện nhân vật Trẻ Trâu. Theo tôi thì anh Phiêu Vân không bao giờ là một người "Ngu" được, nên tôi đã phản đối Acemediavn và giành lại cái tem "Đỉnh Cao Của Ngu" cho mình. Xét về độ Ngu và Điên thì Phiêu Vân không thể sánh kịp với tôi, cho nên khi anh diễn trò tranh giành "Đỉnh Cao Của Ngu" và "Đỉnh Cao Của Điên" thì tôi bèn chế giễu anh. Đó quả là một tích trò đặc sắc.
Lần này trong Xóm Lá có mấy entry và comment có chữ "Ngu" được gán cho người Việt Nam, đó là lý do để Phiêu Vân đăng đàn dạy dỗ một số người. Tôi chưa đọc kỹ bài viết của anh, nhưng kịp nhìn thấy từ "con rối". Ngu. Con rối. Mấy từ khóa này khiến bức tranh đang lờ mờ trong tâm trí tôi đột nhiên hiện rõ như vừa có những cánh cửa bật mở cho ánh sáng tràn vào. Thế là một lần nữa tôi có được sự giúp đỡ của Phiêu Vân.
Chẳng là tôi vừa đọc lại tác phẩm "Chiếc chìa khóa vàng hay truyện ly kỳ của Buratino" nên nhớ trong truyện về các con rối này có xứ Ngu Si. Xin trích lại một đoạn trong tác phẩm ấy:
"Cáo nâng Bu-ra-ti-nô đứng dậy. Nó giơ bàn chân đầy nước dãi lau sạch cho Bu-ra-ti-nô rồi dắt chú bé đi qua cái cầu hư nát. Mèo Ba-di-li-ô khập khiễng bước theo sau, mặt mày cau có. Đang giữa đêm khuya, mà ở xứ Ngu Si này, chẳng ai ngủ cả. Trong một phố bẩn thỉu, quanh co, mấy con chó gầy giơ xương đang đi quanh quẩn, lông thì xám xịt, bẩn gớm ghiếc. Chúng nó đói và rét quá cứ ngáp ngắn ngáp dài.
- Gâu! Gâu! Trời ơi, khổ đến đâu!
Mấy con dê trụi lông, gặm cỏ bám đầy bụi bên vệ hè, đuôi ve vẩy:
- Mê-ê-ê-ê!... Khốn khổ ghê!...
Một con bò cúi gằm đầu xuống. Nó gầy quá, xương như thò cả ra ngoài. Nó mơ mơ màng màng kêu:
Mấy con dê trụi lông, gặm cỏ bám đầy bụi bên vệ hè, đuôi ve vẩy:
- Mê-ê-ê-ê!... Khốn khổ ghê!...
Một con bò cúi gằm đầu xuống. Nó gầy quá, xương như thò cả ra ngoài. Nó mơ mơ màng màng kêu:
- Bò-ò-ò!... Khổ ra trò!
Mấy con chim sẻ rụng gần hết lông, đậu trên đống rác; giá có ai giẫm lên chúng nó, chúng nó cũng chả buồn bay. Mấy con gà trụi gần hết lông đuôi, tập tễnh đi vì mệt quá. ở góc phố, những con chó cảnh sát mõm to, dữ tợn, đứng nghiêm, đầu đội mũ ba sừng, cổ đeo một chuỗi hạt. Chúng nhìn bầy súc vật đói khát, ghẻ lở, thét to:
- Đi đi! Rẽ tay phải. Cút mau!
Cáo kéo Bu-ra-ti-nô lảng ra phía xa. Chúng nó trông thấy mấy con mèo béo quay, mắt đeo kính, khoác tay mấy con mèo cái đội mũ rất đẹp, đang đi chơi mát dưới ánh trăng. Một con cáo phì nộn, mũi hếch lên, ra vẻ quan trọng nhởn nhơ, kè kè bên cạnh con cáo vợ kiêu căng. Nó là tỉnh trưởng tỉnh này. Vợ nó ôm một bó hoa dạ hương. Cáo A-li-xa thì thầm:
- Đấy, những người đang đi chơi kia, họ trồng cây tiền ở cánh đồng Kỳ Diệu đấy. Đêm nay là đêm cuối cùng. Sáng mai, cậu ra hái, rồi tha hồ mà mua các thứ. Mau lên!
Cáo và mèo dẫn Bu-ra-ti-nô đến một khoảng đất rộng, đầy những mảnh bình vỡ, giày hỏng, guốc vỡ, giẻ rách. Hai gã nói liến thoắng, cướp lời nhau:
- Cậu đào một cái hố...
- Đặt tiền vàng vào.
- Rắc muối lên trên.
- Ra ao múc nước, tưới cẩn thận.
- Nhớ phải nói câu: “Cơ-rét, phét, pét"...
Bu-ra-ti-nô gãi gãi cái mũi đầy những mực:
- Được... chúng mày lùi ra xa đã. Cáo bảo:
- Trời ơi, chúng tao chẳng thèm xem mày chôn tiền chỗ nào đâu!
Mèo nói:
- Chúng tao chẳng thèm nhìn.
Mèo và cáo lui ra xa, nấp sau một đống rác. Bu-ra-ti-nô đào một cái lỗ. Nó thì thầm ba lần câu thần chú, rồi đặt bốn đồng tiền vàng xuống. Nó lấp đất lên, móc túi lấy một dúm muối rắc lên trên. Nó ra ao vốc một vốc nước vào lòng bàn tay, tưới lên mặt đất. Rồi nó ngồi chờ cây mọc..."
Bây giờ tôi mới nhận ra xứ Ngu Si là có thật và người ta liên tục nhắc về nó chứ không phải do nhà văn hoàn toàn tưởng tượng. "Lòng ta thành con rối - Cho cuộc đời giật dây". Nhà thơ Chế Lan Viên đã thốt lên như thế.
Những ý tưởng như những mảnh ghép ráp lại với nhau: Sân khấu, nhà hát, Buratino, con rối, kỳ diệu, ngu si, comments... Một xứ Ngu Si ảo với với những diễn viên con rối tham gia bằng các comments. Điều này hoàn toàn có thể thực hiện được với sự hỗ trợ của những trang mạng dành cho người bình luận như trang disqus.com. Blog Tiếng Việt không thể gắn được với Disqus nên tôi dùng Blogspot để lập trang Nhà Hát Buratino tại địa chỉ nhahatburatino.blogspot.com. Với comments Disqus, các bạn đọc bình luận lưu trữ comments tự động với các thông tin liên quan, dễ dàng theo dõi và liên lạc với nhau, không sợ bị chủ trang có bài viết mà mình bình luận biên tập lại nội dung comment. Tất cả những thông tin cập nhật đều được báo đến email của tài khoản Disqus. Các commenter được phép trùng tên nhau, như trường hợp bạn đọc Người Hà Nội hay bị trêu bằng cách này. Tuy nhiên với Disqus, mỗi khi người dùng đổi tên thì tên này đổi ngược cả về những comment trong quá khứ chứ không giữ nguyên được tên cũ ở những comment cũ, và hơn nữa không ai làm giả được lịch sử hoạt động của tài khoản. Để biết cụ thể hơn xin đọc bài giới thiệu "Những ưu thế của comments Disqus".
Nhà Hát Buratino sẽ giúp những người tham gia yên tâm hơn khi không nhất thiết phải công khai mình là ai. Những người thích đóng kịch có thể thoải mái trải nghiệm khả năng diễn xuất. Điều này tạo thuận lợi cho những người sợ mất lòng bạn bè làm hỏng mối giao lưu quen thuộc, họ có thể xuất hiện ở Nhà Hát Buratino với vai diễn khác. Tôi tin rằng điều này có ý nghĩa, bởi vì nhiều người tuy dũng cảm ở những việc khác nhưng chưa chắc đã đủ dũng khí để nói thật.
Một thí dụ điển hình như blogger Lưu Xuân Thanh, chỉ có mỗi câu nhận xét rằng Phiêu Vân, O Ví, Ái Nữ có tài nhưng có tật mà ông cũng phải "uống nhầm thuốc" mới dám nói mà là nói với người khác chứ không phải là nói trực tiếp với ba nhân vật ấy, không biết thứ thuốc mà ông uống nhầm có phải là một loại doping không. Với mong muốn nghe những lời thật lòng thì tôi mong ông "uống nhầm thuốc" dài dài, nhưng chắc điều này rất khó. Khi ông "uống đúng thuốc" để bình luận trong blog của anh Phiêu Vân và blog của anh Sáu Miệt Vườn, ở bài anh Sáu Miệt Vườn nói về "5 cái ngu" của người Việt và bài mà anh Phiêu Vân nói về anh Sáu Miệt Vườn những lời thậm tệ vì anh Sáu nói về "5 cái ngu" ấy, thú thật tôi chả nhận ra chủ kiến của blogger Lưu Xuân Thanh là gì. Ở blog Phiêu Vân, ông khen bài viết của Phiêu Vân công phu và có lý. Còn ở blog Sáu Miệt Vườn thì ông nói ông thích đọc bài viết trong đó có ý kiến về "5 cái ngu" mà vì nó Phiêu Vân chửi mắng Sáu Miệt Vườn. Tổng hợp hai bình luận này lại, người ta có thể hiểu là ông Lưu Xuân Thanh thích khi Phiêu Vân chửi Sáu Miệt Vườn!!! Tóm lại ông Lưu Xuân Thanh luôn viết những điều để người khác "thuận nhĩ", và giải thích rằng do cái tuổi của ông nó làm ông "thuận nhĩ" như vậy.
Những người hay đắn đo bối rối trong phát biểu như trường hợp kể trên không phải ít. Đây là một trở ngại tâm lý mà theo tôi chúng ta nên tìm cách khắc phục để vượt qua, chứ không nên gắn cho nó những mỹ từ như tế nhị, dĩ hòa vi quý, để rồi kết quả là chúng ta để lại những "hiện trường" ngổn ngang dang dở trong lòng và rồi lại than vãn thở dài, mà không dám đi đến tận cùng của vấn đề.
Nếu không đi đến tận cùng, chúng ta dễ ngộ nhận về bản chất thật sự của vấn đề, và cứ thế sai lầm nối tiếp sai lầm. Nhưng một vấn đề lại có nhiều mặt cần được soi chiếu, nếu nhìn nhận nó một cách phiến diện sẽ dẫn đến nhận định áp đặt một chiều. Nhận định của một cá nhân rất dễ có những hạn chế và thiếu sót. Entry "Ba câu chuyện và đôi lời bàn" có sự đóng góp của một số bạn đọc với vai trò nhân chứng, những thông tin cùng phân tích sắc sảo của họ, tôi chỉ là người tổng hợp và kết nối chúng lại trong một mạch xuyên suốt. Mới đầu tôi có định kiến rằng bạn đọc Người Hà Nội lắm lời nhiều chuyện, hay khiêu khích người khác làm cho mọi việc bị phức tạp hóa. Nhưng anh đã giúp tôi nhận ra rằng nếu cứ luôn kín đáo tế nhị và "ít chuyện" thì hậu quả còn rắc rối khó lường hơn. Vậy tại sao chúng ta không chịu khó trao đổi một cách cởi mở, chu đáo, đến nơi đến chốn? Tại sao chúng ta bỏ lỡ những cơ hội học hỏi cùng nhau? Tại sao chúng ta dễ dàng hài lòng với những hiểu biết dang dở?
Ông Hạ Đình Nguyên, một cây bút mà gần đây tôi theo dõi do chuẩn bị viết một bài phản hồi ông ấy xoay quanh đề tài "Đèn Cù", trong bài viết mới nhất của mình đã nói những câu này:
"Tôi nghĩ về câu chuyện “Người mù sờ voi”.
Những ý tưởng như những mảnh ghép ráp lại với nhau: Sân khấu, nhà hát, Buratino, con rối, kỳ diệu, ngu si, comments... Một xứ Ngu Si ảo với với những diễn viên con rối tham gia bằng các comments. Điều này hoàn toàn có thể thực hiện được với sự hỗ trợ của những trang mạng dành cho người bình luận như trang disqus.com. Blog Tiếng Việt không thể gắn được với Disqus nên tôi dùng Blogspot để lập trang Nhà Hát Buratino tại địa chỉ nhahatburatino.blogspot.com. Với comments Disqus, các bạn đọc bình luận lưu trữ comments tự động với các thông tin liên quan, dễ dàng theo dõi và liên lạc với nhau, không sợ bị chủ trang có bài viết mà mình bình luận biên tập lại nội dung comment. Tất cả những thông tin cập nhật đều được báo đến email của tài khoản Disqus. Các commenter được phép trùng tên nhau, như trường hợp bạn đọc Người Hà Nội hay bị trêu bằng cách này. Tuy nhiên với Disqus, mỗi khi người dùng đổi tên thì tên này đổi ngược cả về những comment trong quá khứ chứ không giữ nguyên được tên cũ ở những comment cũ, và hơn nữa không ai làm giả được lịch sử hoạt động của tài khoản. Để biết cụ thể hơn xin đọc bài giới thiệu "Những ưu thế của comments Disqus".
Nhà Hát Buratino sẽ giúp những người tham gia yên tâm hơn khi không nhất thiết phải công khai mình là ai. Những người thích đóng kịch có thể thoải mái trải nghiệm khả năng diễn xuất. Điều này tạo thuận lợi cho những người sợ mất lòng bạn bè làm hỏng mối giao lưu quen thuộc, họ có thể xuất hiện ở Nhà Hát Buratino với vai diễn khác. Tôi tin rằng điều này có ý nghĩa, bởi vì nhiều người tuy dũng cảm ở những việc khác nhưng chưa chắc đã đủ dũng khí để nói thật.
Một thí dụ điển hình như blogger Lưu Xuân Thanh, chỉ có mỗi câu nhận xét rằng Phiêu Vân, O Ví, Ái Nữ có tài nhưng có tật mà ông cũng phải "uống nhầm thuốc" mới dám nói mà là nói với người khác chứ không phải là nói trực tiếp với ba nhân vật ấy, không biết thứ thuốc mà ông uống nhầm có phải là một loại doping không. Với mong muốn nghe những lời thật lòng thì tôi mong ông "uống nhầm thuốc" dài dài, nhưng chắc điều này rất khó. Khi ông "uống đúng thuốc" để bình luận trong blog của anh Phiêu Vân và blog của anh Sáu Miệt Vườn, ở bài anh Sáu Miệt Vườn nói về "5 cái ngu" của người Việt và bài mà anh Phiêu Vân nói về anh Sáu Miệt Vườn những lời thậm tệ vì anh Sáu nói về "5 cái ngu" ấy, thú thật tôi chả nhận ra chủ kiến của blogger Lưu Xuân Thanh là gì. Ở blog Phiêu Vân, ông khen bài viết của Phiêu Vân công phu và có lý. Còn ở blog Sáu Miệt Vườn thì ông nói ông thích đọc bài viết trong đó có ý kiến về "5 cái ngu" mà vì nó Phiêu Vân chửi mắng Sáu Miệt Vườn. Tổng hợp hai bình luận này lại, người ta có thể hiểu là ông Lưu Xuân Thanh thích khi Phiêu Vân chửi Sáu Miệt Vườn!!! Tóm lại ông Lưu Xuân Thanh luôn viết những điều để người khác "thuận nhĩ", và giải thích rằng do cái tuổi của ông nó làm ông "thuận nhĩ" như vậy.
Những người hay đắn đo bối rối trong phát biểu như trường hợp kể trên không phải ít. Đây là một trở ngại tâm lý mà theo tôi chúng ta nên tìm cách khắc phục để vượt qua, chứ không nên gắn cho nó những mỹ từ như tế nhị, dĩ hòa vi quý, để rồi kết quả là chúng ta để lại những "hiện trường" ngổn ngang dang dở trong lòng và rồi lại than vãn thở dài, mà không dám đi đến tận cùng của vấn đề.
Nếu không đi đến tận cùng, chúng ta dễ ngộ nhận về bản chất thật sự của vấn đề, và cứ thế sai lầm nối tiếp sai lầm. Nhưng một vấn đề lại có nhiều mặt cần được soi chiếu, nếu nhìn nhận nó một cách phiến diện sẽ dẫn đến nhận định áp đặt một chiều. Nhận định của một cá nhân rất dễ có những hạn chế và thiếu sót. Entry "Ba câu chuyện và đôi lời bàn" có sự đóng góp của một số bạn đọc với vai trò nhân chứng, những thông tin cùng phân tích sắc sảo của họ, tôi chỉ là người tổng hợp và kết nối chúng lại trong một mạch xuyên suốt. Mới đầu tôi có định kiến rằng bạn đọc Người Hà Nội lắm lời nhiều chuyện, hay khiêu khích người khác làm cho mọi việc bị phức tạp hóa. Nhưng anh đã giúp tôi nhận ra rằng nếu cứ luôn kín đáo tế nhị và "ít chuyện" thì hậu quả còn rắc rối khó lường hơn. Vậy tại sao chúng ta không chịu khó trao đổi một cách cởi mở, chu đáo, đến nơi đến chốn? Tại sao chúng ta bỏ lỡ những cơ hội học hỏi cùng nhau? Tại sao chúng ta dễ dàng hài lòng với những hiểu biết dang dở?
Ông Hạ Đình Nguyên, một cây bút mà gần đây tôi theo dõi do chuẩn bị viết một bài phản hồi ông ấy xoay quanh đề tài "Đèn Cù", trong bài viết mới nhất của mình đã nói những câu này:
"Tôi nghĩ về câu chuyện “Người mù sờ voi”.
Đây là câu chuyện xa xưa, đã có từ rất lâu đời của nhiều dân tộc khác chứ không riêng của Việt Nam ta. Nó có cả trong sách kinh của Phật giáo, tức là rất lâu. “Người mù sờ voi” không phải câu chuyện có ý nghĩa tiêu cực, nhằm phê phán ai đó là thiển cận, là dốt nát. Nó có ý nghĩa rất tích cực và trung tính, không nhằm khen chê, phê phán. Nó nêu lên một chân lý khách quan, nói lên một cách nghiêm túc rằng, không ai có thể nhìn thấy được đích thật một sự vật, mà chỉ thấy một mảng nhỏ của sự thật qua nhãn quan của mình, giống như một người mù sờ vào một phần thân thể con voi.
Câu nói thời thượng ngày nay là: “một phần sự thật không phải là sự thật”, là không ổn hoặc không đầy đủ, vì nó nhằm phủ định một cách kín đáo cái “một phần”.
Một phần sự thật, không phải là toàn bộ sự thật, nhưng nó vẫn là một phần sự thật. Một mẩu bánh mì không phải là một ổ bánh mì, mà là một mẩu bánh mì, chứ không là mẩu chả lụa hay thứ gì khác.
Càng không ai có thể nhìn thấy đầy đủ hay toàn bộ một sự kiện lịch sử, hoặc một giai đoạn lịch sử.
Vì thế, những cái “sờ” về một con voi đã góp phần vẽ nên hình tượng toàn con voi".
Hẳn nhiều người còn nhớ rằng tôi đã đọc truyện "Thằng Nhái" của Hoàng Hương Lan với cái nhìn phiến diện và công nhận cách đọc phiến diện ấy có phần là do sự thiếu hiểu biết của tôi. Tôi chỉ là "thầy bói mù" mà thôi. Tương tự như vậy, với bài viết "Củng cố chế độ dân chủ" của ông Ngô Nhân Dụng, bài viết vô tình khởi đầu cho một vụ "xì-căng-đan" về chữ "Ngu" trên Blog Việt, tôi cũng chỉ đọc nó phiến diện theo cách của tôi, và tôi khen nó hay. Đến giờ phút này tôi vẫn thấy nó hay, vì nó có giá trị gây cảm hứng cho tôi. Tôi đọc để tìm thấy những gì cần thiết cho mình, còn những cái tôi không quan tâm tới thì không bỏ công tìm hiểu. Tôi không có trách nhiệm phải hiểu biết tất cả mọi ngõ ngách trong thế giới này. Bài viết của ông Ngô Nhân Dụng đưa ra một thông tin rằng ở nước Tunisie có đảng Hồi giáo Ennahda, sau hai năm lãnh đạo đất nước không hiệu quả đã tự ý rút lui, mời các đảng khác tham gia trong một chính phủ lâm thời, chờ quốc hội soạn thảo bản Hiến pháp mới.
"Công cuộc lập hiến định làm trong một năm nhưng đã kéo dài hơn hai năm, vì một vấn đề gây mâu thuẫn mạnh nhất là: Có xác định Hồi Giáo là quốc giáo và Thánh Luật Sharia là luật pháp quốc gia hay không? Sau cùng khuynh hướng tách tôn giáo ra khỏi chính trị đã thắng thế. Tháng Giêng năm 2014, Quốc Hội biểu quyết một bản Hiến Pháp dung hòa. Đảng Ennahda nhượng bộ. Tunisie là một quốc gia Hồi Giáo nhưng không áp đặt Thánh Luật Hồi Giáo Sharia trên tất cả mọi công dân nữa.
Hiến pháp mới của Tunisie là bản Hiến Pháp dân chủ tự do nhất trong vùng. Bản Hiến Pháp là kết quả của nỗ lực thỏa hiệp giữa các khuynh hướng chính trị và đảng phái đối nghịch, một điều ít thấy trong các nước Hồi Giáo. Trong hai năm, các đảng phái tranh luận trong Quốc Hội, các công dân tự lập những tổ chức tự bàn luận công khai, được thông tin đầy đủ trên báo trên đài. Có thể nói cuộc thảo luận về hiến pháp được toàn dân tham dự và theo dõi. Các tổ chức phụ nữ đòi được bình quyền. Giới trí thức đại học đòi tinh thần tự do trong giáo dục. Quốc Hội lập hiến làm việc 14 giờ mỗi ngày để thông qua từng điểm. Sau cùng, bản Hiến Pháp được 200 phiếu chấp thuận, chỉ có 12 phiếu chống và 4 phiếu trắng. Hiện tượng này đáng ngạc nhiên tại một đất nước có hàng trăm đảng chính trị trong số 11 triệu dân! Tinh thần hợp tác, xây dựng này khác hẳn bên Ai Cập. Ở đó, một đảng Hồi Giáo lên cầm quyền sau cuộc cách mạng đã dùng đa số trong Quốc Hội thông qua một hiến pháp thiên lệch, đề cao phe đảng, lấn áp các nhóm thiểu số, dân chúng biểu tình phản đối nên cuối cùng bị đảo chính.
Hiến Pháp Tunisie tôn trọng quyền làm người và các quyền tự do căn bản, và công nhận quyền bình đẳng của phụ nữ trong các định chế chính trị, một điều lần đầu tiên được ghi vào Hiến Pháp của một quốc gia Ả Rập. Khi điều số 45 nói về quyền phụ nữ được thông qua, cả Quốc Hội đã đứng lên vỗ tay".
Đó là những thông tin trước đây tôi chưa biết nên vô cùng thích thú khi đọc được. Và tôi nghĩ mình cần phải cảm ơn blogger Tyler vì đã đăng bài viết ấy trên Blog Việt.
Tuy nhiên, trong bài viết "Đừng làm dáng trên danh dự của đồng bào", blogger Phiêu Vân đã hết lời chê bai bài viết "Củng cố chế độ dân chủ" của Ngô Nhân Dụng nhằm mục đích chứng minh là blogger Sáu Miệt Vườn ngu. Một số người đồng tình ủng hộ bài viết của blogger Phiêu Vân, trong đó đáng kể nhất là blogger Nguyễn Xuân Thái đã công khai nói rằng anh "hoàn toàn đồng ý với quan điểm và những lập luận, phân tích" của Phiêu Vân. Không những thế, khi Phiêu Vân viết bài "Cảnh giác" để lên án blogger Tyler có âm mưu chia rẽ nội bộ dân tộc Việt, blogger Nguyễn Xuân Thái đã khen bài "Cảnh giác" của Phiêu Vân là "một bài viết bằng những lý luận sắc bén, chí lý, chí tình".
Tôi không ngạc nhiên khi anh Nguyễn Xuân Thái khen hai bài viết của Phiêu Vân, bởi vì tôi cũng đã khen bài viết của Ngô Nhân Dụng một cách dễ dàng. Đơn giản vì chúng tôi nhìn nhận từ những góc độ khác nhau, và lý do khơi nguồn cảm hứng của chúng tôi cũng khác nhau. Tương tự như vậy với những nhân vật mà tôi vừa kể tên ở trên liên quan tới vụ Ngu Xì-căng-đan, không ai cảm thấy có vấn đề gì trục trặc cả, mọi người đều thông suốt, đều "thuận nhĩ" giống ông Lưu Xuân Thanh. Người gặp vấn đề lại là... người khác.
Cái "người khác" ấy gặp vấn đề gì? Chúng ta có phải chịu trách nhiệm trước vấn đề mà họ gặp phải hay không? Mời quý vị và các bạn tới Nhà Hát Buratino ở địa chỉ nhahatburatino.blogspot.com để tham gia ý kiến cho entry "Câu chuyện về chữ "Ngu" trên Blog Việt và các diễn đàn liên quan".
Nhà Hát Buratino có thể dung nạp hàng trăm đồng tác giả với nhiều chủ đề và đề tài khác nhau về xã hội. Nhưng điều quyết định ở đây là nỗ lực giải quyết vấn đề dù là trên "xứ ảo". Commenters chính là chủ nhân thật sự, comments nổi bật có thể được đưa lên làm entries, còn entries thật ra cũng là comments. Chúng ta làm như Buratino, gieo những gì mình có trên cánh đồng Kỳ Diệu, dù khó tránh khỏi dây dưa với cáo và mèo nhưng chúng ta sẽ tập cách ứng phó.
Chúng ta có thể ngạc nhiên và choáng ngợp khi những "con voi" dần dần hiện lên. Nhưng nếu chúng ta chỉ "sờ voi một mình" thì e rằng cái mà mỗi người trong chúng ta thấy chỉ là "đỉa" hay "chổi cùn" mà thôi.
Ui giời ơi,
Trả lờiXóaANU hoạt động kinh thế,
LB đã bình bên Brutino rồi đó nhé,
lại xin làm... đệ tử nữa, hihi...
Ái chà, Ainu không đời nào thu nhận đệ tử đâu. Đệ tử của ni cô trong tiểu thuyết Kim Dung là một tên... đại dâm tặc. À mà hôm nay Ainu sẽ đăng một bài có ni cô bên Nhà Hát Buratino, là vai diễn tình cờ ngẫu hứng. Lá Bàng đọc rồi có thêm chuyện mà kể với cô "ma-nơ-canh sống" ở cửa hàng bán quần áo nhé! Đó là "hàng độc".
Xóa"Blog cá nhân của tôi là một blog thuần túy văn chương, nhưng mục đích của tôi lại không phải là văn chương. Tôi không sống với ước mộng viết ra một tác phẩm văn học vĩ đại".
Trả lờiXóaVậy blog của bạn sẽ nói về văn chương như thế nào tôi thật sự rất muốn biết và mong chờ các bài viết mới của bạn.
Tôi không nói về văn chương, tôi chỉ viết văn thôi bạn ạ! Cuộc sống là tác phẩm vĩ đại của Thượng Đế, tôi dùng văn chương để phản ánh những gì tôi quan sát và cảm nhận. Những người theo dõi blog của tôi là vì muốn biết cách nhìn của cá nhân tôi về thế giới chứ không phải vì muốn thưởng thức các tác phẩm văn học thời thượng. Về nhiều mặt, tôi là một người khá cổ lỗ.
Xóa