Thứ Ba, 13 tháng 10, 2015

Nhân vật lịch sử (tiếp theo của phần I chương "Hỗn mang")

       
       Ở entry trước tôi đã gọi Phạm Đình Trúc Thu là một “nhân vật lịch sử”, và để bạn đọc trên mạng có cơ hội biết đến giá trị của một cây viết như anh, tôi đã dẫn các link đến trang “Một Đời Thực-Hư” để họ cùng tham khảo. “Nhà báo Việt Nam tự do” là anh tự giới thiệu mình với tư cách tác giả blog, nhưng “Một Đời Thực-Hư” không phải là một trang báo, nó giống như một cái sọt chứa đủ thứ mà chủ blog nhặt nhạnh ở khắp các trang mạng đây đó, từ đề tài triết học đến kinh tế, chính trị, văn hóa, thơ…, tóm lại là các lĩnh vực mà một người uyên thâm trong xã hội này thường bàn tới. Kiểu blog sưu tầm như vậy có khá nhiều trên mạng.
       Mèo Ainu không biết làm gì khác để tìm kiếm ngoài thao tác google. Bằng cách này, cái mà nó tìm thấy là Phạm Đình Trúc Thu có thơ đăng trên một (hoặc có lẽ là vài) trang mạng, các trang loại ấy thì nhan nhản. Dấu ấn duy nhất có tính đặc trưng mà Phạm Đình Trúc Thu để lại trên Google là các cuộc tranh cãi đôi co mà người ngoài cuộc xem vào không hiểu là chuyện gì ngoài chuyện những người tranh cãi đua nhau dùng từ ngữ hạ đẳng với mục đích miệt thị lẫn nhau, mà Phạm Đình Trúc Thu luôn có vẻ vượt trội về phong cách hạ đẳng này. Cho nên cũng chẳng có gì phải ngạc nhiên khi anh tốn công cố gắng dùng trang “Một Đời Thực-Hư” để giới thiệu Ái Nữ như một nhân vật hạ đẳng mà anh cần phải lăng nhục để làm gương, trong khi anh không hề ý thức về chuyện bản thân mình có đủ tư cách để lăng nhục kẻ khác hay không. Những bài viết anh chê bai chửi mắng người nọ người kia không giúp người đọc hình dung được đối tượng đáng bị chê bai chửi mắng ở chỗ nào mà chỉ khiến họ cảm thấy anh có nhu cầu gièm pha người khác một cách bức xúc. Có lẽ trong cuộc đời anh đã bị người ta xem thường coi khinh nhiều quá.